Quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam kể từ khi bắt đầu chính sách “Đổi Mới” năm 1986 đã đạt được những thành quả ấn tượng. Trong vòng hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp, mệnh lệnh và khá cô lập sang một nền kinh tế công nghiệp hóa, hướng vào xuất khẩu và đang hội nhập toàn cầu. Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt tỷ lệ trung bình 6,2%/năm kể từ năm 2000. Mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đến nay vẫn tương đối tốt nhưng cũng còn những khó khăn to lớn cản trở nỗ lực đạt được tăng trưởng bền vững và đồng đều. Những khó khăn này bao gồm củng cố những thành quả kinh tế mới thành một nền móng vững chắc để đảm bảo cho sự thịnh vượng và khả năng cạnh tranh dài hạn; thực thi hiệu quả các luật và quy định đã được thông qua; và đảm bảo rằng sự thịnh vượng ngày càng tăng được chia sẻ tới những người dân Việt Nam nghèo hơn và yếu thế.
USAID có vai trò đặc biệt giúp Việt Nam giải quyết những thách thức này. Hàng trăm cải cách do các dự án tăng trưởng kinh tế và quản trị nhà nước của USAID đã tạo nền móng để tăng tính minh bạch, cởi mở về kinh tế, cạnh tranh và nền pháp quyền trong hoạt động kinh tế. Những tiến bộ trong các lĩnh vực như vậy của đời sống kinh tế đang khuyến khích sự xuất hiện các khái niệm tương tự và sự cởi mở trong bức tranh chính trị và xã hội lớn hơn của Việt Nam.
-
USAID hợp tác với Chính phủ Việt Nam để giúp củng cố nền kinh tế thị trường mới nổi của đất nước. USAID cung cấp hỗ trợ kỹ thuật giúp thực thi các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tăng cường các cơ hội thương mại.
-
Hỗ trợ kỹ thuật của USAID trong hơn ba năm qua là nhân tố chính góp phần cải thiện xếp hạng của Việt Nam trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới. Từ năm 2014, USAID đã hợp tác với Viện Quản lý Kinh tế Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng các bộ, ngành liên quan khác để cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam thông qua việc thực hiện Nghị quyết 19 của Thủ tướng Chính phủ. Sáu lĩnh vực hỗ trợ kỹ thuật chính bao gồm thuế; bảo hiểm xã hội; hải quan và thương mại; xây dựng; đất và tài sản; và hệ thống tư pháp (vấn đề tranh chấp thương mại và phá sản). Cuối tháng 10/2016, Ngân hàng Thế giới đã công bố Báo cáo Môi trường Kinh doanh (Doing Business) thường niên nhằm đánh giá mức độ thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của 190 nền kinh tế, xếp hạng các quốc gia theo 10 chỉ số. Trong báo cáo, Ngân hàng Thế giới ghi nhận chuyển biến đáng kể của Việt Nam trong năm vừa qua, tăng 9 bậc, từ vị trí 91 trong báo cáo trước lên vị trí 82 trong báo cáo năm nay. Sự cải thiện được ghi nhận trong các chỉ số đánh giá sau: bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ (tăng 31 bậc); giao thương quốc tế (tăng 15 bậc); nộp thuế (tăng 11 bậc); và tiếp cận điện năng (tăng 5 bậc năm nay; Việt Nam đã tăng 27 bậc trong bảng xếp hạng năm trước).
-
USAID thúc đẩy cải cách kinh tế và môi trường kinh doanh thông qua báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được hợp tác thực hiện cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ năm 2005. Báo cáo này đo lường những nỗ lực cải cách kinh tế và môi trường kinh doanh ở cấp tỉnh thông qua khảo sát được thực hiện với trên 12.000 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Từ năm 2014, Nghị quyết 19 của Chính phủ yêu cầu giám sát sự tiến bộ của các tỉnh dựa trên báo cáo về chỉ số PCI. Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, USAID thực hiện các hoạt động để hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh thông qua thúc đẩy cải cách luật pháp và thể chế, nâng cao khả năng cạnh trạnh và tăng cường bảo vệ người tiêu dùng.
-
Kể từ năm 2001, Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi, đã sửa đổi hoặc ban hành mới hầu hết các luật và quy định điều chỉnh hoạt động thương mại và các quy trình pháp lý có liên quan. USAID đã hỗ trợ xây dựng trên 160 luật và các quy định và nghị định liên quan và hỗ trợ trên 50 cơ quan trực thuộc chính phủ trong quá trình cải cách kinh tế và luật pháp thông qua 3 pha của Dự án Hỗ trợ Thúc đẩy Thương mại (STAR) và Dựa án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện.
- USAID đang hỗ trợ các cơ hội kinh tế cho phụ nữ thông qua các dự án như Sức sống Mekong mở rộng và Tăng quyền tiếp cận Đất đai cho Phụ nữ. Dự án MVE giúp cung cấp các khoản vay vi mô và tập huấn kỹ thuật cho phụ nữ có khó khăn về kinh tế tại đồng bằng sông Mekong để giúp họ cải thiện sinh kế. Dự án LAW hỗ trợ các tình nguyện viên cộng đồng trong công tác nâng cao nhận thức của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, về những quyền về đất đai của họ và vận động cải cách luật pháp về đất đai đảm bảo bình đẳng giới.
Xem danh sách dự án | Xem bản đồ dự án
Câu chuyện thành công
- Cây ca cao giúp tăng thu nhập cho người nông dân
- Việt Nam thúc đẩy mô hình đối tác công-tư trong đầu tư phát triển hạ tầng
Thư viện ảnh
- Lễ khởi động Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện
- Ngày Quốc tế Phụ nữ 2014: USAID hỗ trợ tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cho nữ doanh nhân
- USAID công bố chiến lược 5 năm và ký bản ghi nhớ thực hiện Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện
- Lễ tổng kết Dự án Hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế của USAID (USAID STAR Plus)
- USAID hỗ trợ trồng cây ca cao tại Việt Nam
Comment
Make a general inquiry or suggest an improvement.